Sự thay đổi của biến tần trong 10 năm qua và xu hướng Công nghiệp 4.0 – IoT
Nền tảng công nghệ quyết định sự thay đổi
Một thập kỷ qua, công nghệ biến tần đã có sự phát triển mạnh mẽ góp phần thay đổi diện mạo ngành công nghiệp sản xuất – ngành tiêu thụ điện năng lớn nhất, giải quyết trực tiếp vấn đề hóc búa về sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện trước sức ép đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu và sự nóng lên không ngừng của trái đất. Việc sử dụng các thiết bị điện tử công suất trong biến tần giúp điều khiển tốc độ hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn. Những tính năng cao cấp được trang bị, những công nghệ số hóa tiên tiến được ứng dụng, tất cả đã góp phần tạo nên sự năng động cho ngành công nghiệp sản xuất hiện đại.
Kể từ khi động cơ không đồng bộ được Tesla phát minh vào năm 1888, lĩnh vực truyền động điện đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Sự tiến bộ của khoa học khiến kỹ thuật điều khiển ngày càng tương thích với tốc độ động cơ theo nhu cầu, giúp tối ưu hóa được quá trình vận hành máy móc. Ngay từ những năm nửa cuối thế kỷ 20, sự phát triển vượt bậc trong công nghệ vi xử lý, vi điều khiển, và đặc biệt là DSP cho phép thực hiện các thuật toán phức tạp trong thời gian thực đã giúp cho các phương pháp điều khiển vector trở thành các công nghệ điều khiển động cơ xoay chiều được chuẩn hóa trong công nghiệp. Động cơ điện không đồng bộ, với phương pháp điều khiển vector, đã trở nên dễ điều khiển, đạt được các tính năng cao, do vậy đã dần dần thay thế động cơ một chiều trong những ứng dụng đòi hỏi phải điều khiển trơn tốc độ trong một phạm vi rộng. Bước sang thế kỷ 21, những đột phá công nghệ mang tính bản lề đã xuất hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như Robotics – Công nghệ Robot, IoT (Internet of Things) – Vạn vật kết nối, BD (Big Data) và AI (Artificial Intelligence) – Trí tuệ nhân tạo đã quyết định toàn bộ diện mạo của ngành công nghiệp sản suất nói riêng và đời sống xã hội con người nói chung.
Công nghiệp 4.0 được khởi nguồn từ Đức, trong một dự án chiến lược công nghệ cao của chính phủ nhằm thúc đẩy điện toán hóa sản xuất. Đặc trưng của nó là tạo ra các nhà máy thông minh qua việc tối ưu tự động hóa quy trình, cấu trúc theo dạng module, hệ thống giám sát thực – ảo được triển khai. Thông qua vạn vật kết nối – Internet of Things, hệ thống thực – ảo giao tiếp và cộng tác với nhau và với con người theo thời gian thực. Những yếu tố này tạo nên sự thay đổi cả chiều sâu và chiều rộng của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
IoT – Kỷ nguyên kết nối không giới hạn
IoT chỉ mạng lưới các thiết bị được kết nối với nhau thông qua internet, chúng có thể trao đổi dữ liệu với nhau, mở rộng khả năng thu thập dữ liệu thông qua nhiều thiết bị và kịp thời đưa ra cảnh báo trước khi những rủi ro có thể xảy ra. Từ tiết kiệm chi phí đến cải thiện tốt hơn khả năng bảo trì và tăng cường tính an toàn hệ thống, IoT có rất nhiều lợi ích cho lĩnh vực sản xuất.
Theo các nghiên cứu mới, đến năm 2020 các nhà sản xuất toàn cầu sẽ đầu tư khoảng 70 tỷ USD vào các giải pháp IoT để thúc đẩy bảo trì, sửa chữa hệ thống và phân tích dữ liệu phức tạp nhằm cải thiện năng suất và gia tăng giá trị cho các dịch vụ kinh doanh của họ. Theo dự đoán, số lượng thiết bị thông minh được thiết lập vào năm 2020 sẽ là 35 tỷ và nâng lên 75 tỷ vào năm 2025, điều đó có nghĩa các doanh nghiệp cần hiểu cách các thiết bị này chuyển đổi từ cách làm việc truyền thống sang các hệ thống năng động. Thông qua việc sử dụng IoT, những thách thức trong sản xuất và trong toàn bộ chuỗi cung ứng có thể được giảm thiểu nhờ các cảm biến IoT.
10 năm cho một sự thay đổi đột phá
Nếu như 10 năm trước, các sản phẩm biến tần dù đã được nâng cấp những tính năng mới giúp điều khiển động cơ chính xác hơn, khả năng tiết kiệm điện tốt hơn, tuy nhiên khái niệm về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 còn khá xa lạ, thì nay, các hãng sản xuất biến tần lớn trên thế giới đã ứng dụng thành công những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng này. Đây không phải là phép thử mà là yêu cầu sống còn đối với các nhà sản xuất nếu muốn tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số. Các sản phẩm biến tần với công nghệ điều khiển được nâng cấp mạnh mẽ giúp điều khiển động cơ với mức độ chính xác gần như tuyệt đối, đáp ứng mọi chuyển động phức tạp nhất, đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy cao, ứng dụng IoT – vạn vật kết nối để giám sát, điều chỉnh hoạt động của biến tần từ xa theo thời gian thực ở bất cứ đâu qua mạng lưới internet.
Là một trong những hãng sản xuất lớn và uy tín trên thế giới về nghiên cứu và sản xuất biến tần, thiết bị tự động hóa, INVT đã nghiên cứu và phát triển một dòng biến tần cao cấp thế hệ số hóa giúp các nhà sản xuất tiếp cận trực tiếp với công nghiệp 4.0 – Biến tần INVT GD350. Dựa trên nền tảng bộ xử lý hiện đại nhất của INVT và ứng dụng công nghệ điều khiển vector hàng đầu thế giới, kết hợp với những tính năng điều khiển không dây, công nghệ điện toán đám mây và IoT, sản phẩm hướng tới nền sản xuất hiện đại 4.0, giúp người dùng có thể giám sát và cập nhật trạng thái hoạt động của thiết bị này ở bất cứ đâu thông qua mạng internet với độ chính xác cực kỳ cao và an toàn tuyệt đối. Sản phẩm chắc chắn sẽ tạo nên sự đột phá về giải pháp tại nhiều thị trường trên thế giới.
Tại Việt Nam, siêu biến tần GD350 sẽ được chính thức ra mắt vào tháng 9. Hãy cùng DAT chào đón sự ra mắt siêu phẩm này để được trải nghiệm những tính năng hoàn toàn khác biệt.
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại đây.